JKP, JKPchemical, JKP chemical, Hóa chất JKP, Dầu nhớt JKP, dầu nhờn JKP, J K P, Nhớt, Dầu, dung môi, Hóa chất, xử lý nước, dầu nhờn, dầu nhớt, dau nhot, dung môi, mỡ bôi trơn, chemical dosing, hóa chất nồi hơi, hóa chất tháp giải nhiệt, chemical dosing for boiler, chemical dosing for cooling, chemical dosing for Chiller, lubricant, lub

METHANOL

Giá bán: Liên hệ

Methanol hay còn có tên gọi khác là ancol metylic, carbino, hydroxy metan, metylol, alcohol gỗ, naphtha gỗ hay rượu mạnh gỗ, rượu metylic. Đây là một hợp chất hóa học, công thức Methanol là CH3OH hay CH4O. Tuy nhiên, khác với rượu thường, methanol lại là một chất gây độc mạnh và không thể uống được. Nó chỉ được sử dụng trong ngành công nghiệp, như một dung môi để hòa tan các nguyên liệu sản xuất.

Danh mục: DUNG MÔI

Giới thiệu sản phẩm METHANOL

1. Tính Chất Vật Lý Và Hóa Học Của Methanol:

Tính chất vật lý

  • Methanol là loại rượu nhẹ, chất lỏng dễ bay hơi, không màu, dễ cháy và có mùi đặc trưng giống rượu trắng
  • Ở nhiệt độ phòng, nó là một chất lỏng phân cực và thường được sử dụng như một chất chống đông, dung môi, nhiên liệu và làm biến tính ethanol.
  • Khi gặp lửa sẽ cháy với nguồn lửa có nhiệt độ thấp, rất khó để nhìn thấy trong ánh sáng ban ngày.
  • Đây là một chất cực độc, với một lượng nhỏ có thể gây mù mắt, thậm chí tử vong khi cơ thể tiếp xúc với lượng nhiều hơn.

Tính chất hóa học

  • Hóa chất Methanol là đại điện đơn giản nhất của dãy đồng đẳng ancol no.
  • CH3OH oxy hóa hoàn toàn sẽ tạo thành khí cacbonic và nước, oxy hóa không hoàn toàn sẽ tạo thành andehit formic.
  • CH3OH tác dụng với kim loại sẽ tạo ra muối ancolat.
  • CH3OH tác dụng với axit vô cơ sẽ tạo ra este.
  • Uống nhầm có thể gây mù hoặc chết.
  • Tiếp xúc với hóa chất này có thể gây viêm da, phát ban, vảy nến.
  • Khi cháy tạo khói CO, CO2 hàm lượng cao, có thể gây nổ (nhất là đối với các thùng kín bị nung nóng).

2. Ứng Dụng Của Methanol:

Ứng dụng của Methanol từ lâu đã được con người nhận thấy, nó được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất công nghiệp, cụ thể:

  • Dung môi Methanol là nhiên liệu cho ngành giao thông vận tải, tạo metyl tert-butyl ete để pha vào làm tăng tỉ số octan thay cho tetraetyl chì là chất gây ô nhiễm cho môi trường.
  • Methanol là loại dung môi phổ biến sử dụng trong phòng thí nghiệm, đặc biệt dùng để chạy sắc ký lỏng, nâng cap HPLC, chaỵ phổ UV-VIS.
  • Methanol công nghiệp được dùng trong xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
  • Ứng dụng làm pin nhiên liệu cung cấp hydrogen.
  • Sử dụng phổ biến trong sản xuất formalin, andehit formic và axit axetic,..
  • Methanol có vai trò quan trọng trong ngành sơn, in ấn, chất chống đông lạnh, làm nhiên liệu cho các bếp lò nhỏ, cung cấp nhiên liệu đông cơ đốt.

Ngoài ra, hóa chất Methanol còn được ứng dụng để sản xuất cồn công nghiệp Methanol, sản phẩm được gọi là "rượu biến tính". Tuy nhiên, việc này đã bị cấm vì có nhiều người lợi dụng để sản xuất rượu lậu gây ra nhiều ca tử vong do ngộ độc rượu có chứa Methanol. Không chỉ là một sản phẩm công nghiệp lợi ích cao, methanol còn đựơc sử dụng trong các phòng xét nghiệm, trong trường học.
Methanol là chất dễ cháy do đó cần được bảo quản xa nguồn phát lửa, nguồn điện, ánh sáng mặt trời trực tiếp, bảo quản nơi thông thoáng, tránh xa các loại chất oxy hóa, đặt chặt thùng chứa khi không sử dụng.

3. Lưu Ý Sử Dụng Và Bảo Quản Methanol:

Lưu ý khi sử dụng Methanol

  • Tránh trực tiếp tiếp xúc cồn công nghiệp với các bộ phận ở trên cơ thể.
  • Khi tiếp xúc với hơi methanol công nghiệp phải đeo khẩu trang phù hợp.
  • Không được pha loãng chúng với nước dùng làm rượu để uống.
  • Khi dính Methanol vào mắt phải rửa ngay bằng nước sạch. Khi nuốt phải loại hóa chất này không cố gây nôn, uống ngay nước lọc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Bảo quản Methanol cần chú ý những gì?

  • Bảo quản Methanol tại những nơi thoáng mát, chú ý nên tránh xa các nguồn nhiệt.
  • Khi xảy ra sự cố cháy hãy dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2, phun sương mù. Chú ý tuyệt đối không được dùng nước để chữa cháy.