JKP, JKPchemical, JKP chemical, Hóa chất JKP, Dầu nhớt JKP, dầu nhờn JKP, J K P, Nhớt, Dầu, dung môi, Hóa chất, xử lý nước, dầu nhờn, dầu nhớt, dau nhot, dung môi, mỡ bôi trơn, chemical dosing, hóa chất nồi hơi, hóa chất tháp giải nhiệt, chemical dosing for boiler, chemical dosing for cooling, chemical dosing for Chiller, lubricant, lub

DẦU THỦY LỰC

Thế nào là dầu thủy lực?

Dầu thủy lực là một loại dầu công nghiệp chuyên dụng phù hợp cho các hệ thống thủy lực. Đây là sản phẩm được pha chế với công nghệ độc quyền từ dầu gốc cao cấp kết hợp với phụ gia đa năng có tác dụng chính là truyền tải năng lượng cũng như 1 số tính năng ưu việt thích hợp cho các hệ thống thủy lực. Bên cạnh chức năng chính là truyền tải động năng thì dầu thủy lực còn có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát giúp những thành phần khi chuyển động được trơn tru và vận hành tốt, bền bỉ hơn.

Loại dầu này chủ yếu sử dụng trong các hệ thống thủy lực. Hệ thống bao gồm các chi tiết máy hoạt động dựa theo nguyên lý nén ép chất lỏng bên trong, giúp truyền lực tốt nhất và tạo ra khả năng nâng hạ vật có khối lượng lớn hay ép cứng nguyên liệu trong sản xuất.

Hơn nữa, chế phẩm dầu thủy lực còn được dùng trong những thiết bị công nghiệp tại các nhà máy, kho xưởng. Thông thường sẽ sử dụng cho các hệ thống truyền lực bằng chất lỏng như Xylan, Pit tông, máy cắt CNC...

Dầu thủy lực sẽ gồm các thành phần dầu khoáng ưa chuộng, chiếm đến 80% các loại dầu sử dụng trên thị trường. Chế phẩm thường kết hợp cùng chất phụ gia tạo nên đặc tính và công dụng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung vẫn giữ nguyên được các đặc tính cơ bản như nhớt và chống nén.

Một số phụ gia phổ biến

  • Chất chống mài mòn để bảo vệ bề mặt các chi tiết chịu nhiều ma sát. Chất chống đông sẽ giúp dầu làm việc hiệu quả dưới nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác nhau. Ở những nước khí hậu có nhiệt độ thấp dầu rất dễ đông lại. Chất chống đông sẽ giữ dầu luôn trong trạng thái lỏng.
  • Chất chống oxy hóa giúp gia tăng tuổi thọ cho dầu thủy lực và đồng thời giảm cặn lắng.
  • Chất chống gỉ giúp chi tiết không xảy ra quá trình han gỉ bề mặt khi sử dụng.

Đặc tính và tính chất chung của dầu thủy lực 

Không những có tính năng bôi trơn, làm mát tương tự loại dầu nhớt động cơ thông thường. Dầu thủy lực còn mang chức năng truyền tải lực cho các chi tiết máy trong động cơ. Do đó cần đảm bảo những tính chất quan trọng sau:

  • Độ nhạy nhiệt độ thấp của nhớt.
  • Khả năng ổn định nhiệt và phản ứng hóa học.
  • Độ nén của dầu thấp.
  • Khả năng bôi trơn tốt (Đặc tính chống mài mòn, chống dính và hệ số ma sát thấp.)
  • Độ ổn định thủy phân. 
  • Điểm đổ thấp (Nhiệt độ thấp nhất, tại đó dầu có thể chảy.)
  • Khả năng nhũ hóa nước.
  • Tính chất chống gỉ sét và bị oxy hóa.
  • Chống xâm thực.
  • Điểm chớp cháy thấp.
  • Khả năng tương thích với vật liệu trám.
  • Tạo bọt thấp.

Chức năng chính của dầu thủy lực là gì?

  • Truyền tải: Đây là chức năng đầu tiên cũng là chức năng chính tạo nên được sự khác biệt của dầu thủy lực so với dầu nhớt thông thường. Các tinh thể dầu có khả năng giãn nở cực tốt. Ít khi bị vỡ nên khi máy thủy lực ép dầu thì thể tích dầu sẽ được nén lại. Lúc đó sẽ tạo ra phản lực muốn bật rộng ra mà không được. Chính nhờ quá trình đó sẽ tạo nên sự rắn chắc thêm cho trục thủy lực. Qua đó có thể tải hàng tốt hơn so với khi bị nén.
  • Chức năng bôi trơn: Nhiệm vụ quan trọng thứ 2 là tính năng bôi trơn cho các chi tiết trong hệ thống. Nhờ khả năng bôi trơn này mà các bề mặt ngâm trong dầu có tuổi thọ cao hơn rất nhiều. Tránh các tình trạng bị xước đường dài trên bề mặt gây hao tổn dầu.

  • Chống ăn mòn và oxy hóa: Trong quá trình làm việc bề mặt kim loại tiếp xúc với dầu thủy lực sẽ rất dễ gặp tình trạng ăn mòn bởi các tác nhân tính axit. Do đó dầu thủy lực sẽ phủ lên bề mặt kim loại một lớp màng bảo vệ. Lớp bảo vệ này bám chặt lên bề mặt kim loại. Chính nhờ đó bảo vệ kim loại khỏi các tác nhân gây ăn mòn. Giúp máy móc kéo dài tuổi thọ động cơ. Bên cạnh đó dầu thủy lực cũng có khả năng chống oxy hóa tốt. Các chất chống oxy hóa theo cơ chế gốc và oxy hóa phân hủy trong dầu có tác dụng làm chậm quá trình phân hủy. Giúp kéo dài thời gian thay dầu và bảo dưỡng máy móc.

Phân loại dầu thủy lực như thế nào?

Dầu gốc khoáng là 1 trong 4 loại dầu được sử dụng phổ biến trên thị trường: Dầu thủy lực phân hủy sinh học, dầu thủy lực chống cháy không pha nước và có pha nước. 

Giải thích ý nghĩa các loại dầu ký hiệu

  • HH: là ký hiệu cho loại dầu không có chất phụ gia
  • HL: là ký hiệu cho loại dầu có phụ gia chống gỉ và chống oxy hóa
  • HM: HL + phụ gia làm tăng tính chịu mòn
  • HR: HL + phụ gia để tăng chỉ số nhớt
  • HV: HM + phụ gia để tăng chỉ số nht.
  • HG: HM +phụ gia chống dính.
  • HLP = HM (HM phân loại theo ISO, HLP là phân loại theo DIN)
  • HLPD: HLP + phụ gia tẩy rửa.
  • HS: là ký hiệu cho loại dầu thủy lực gốc tổng hợp không có khả năng chống cháy
  • HFAE: là ký hiệu cho loại dầu thủy lực chống cháy có 95% nước, nhũ dầu trong nước
  • HFAS: là ký hiệu cho loại dầu thủy lực gồm có thành phần Nước + Hóa chất
  • HFB: là ký hiệu cho loại dầu thủy lực chống cháy có 40% nước, dạng nhũ nước trong dầu.
  • HFC: Dầu thủy lực chống cháy có hơn 35% nước, dạng dung dịch polymer gốc nước
  • HEPG: Dầu thủy lực ” Environment” gốc glycol tổng hợp
  • HETG: Dầu thủy lực ” Environment” gốc dầu thực vật
  • HEES: Dầu thủy lực ” Environment” gốc ester tổng hợp
  • HEPR: Dầu thủy lực ” Environment” gốc polyalphaolefin
  • HFDR: Dầu thủy lực chống cháy có thành phần là các phosphate ester
  • HFDU: Dầu thủy lực chống cháy có thành phần KHÔNG phải là các phosphate ester

Ý nghĩa dầu thủy lực 46, 32 và 68

Hiện nay dễ bắt gặp nhất là 3 chỉ số dầu thủy lực 68, dầu thủy lực 46 và dầu thủy lực 32. Đây chính là độ nhớt động học được đo ở 40ºC, cSt. Viết tắt thường là Iso VG 32, 46 và 68. Bên cạnh 3 loại độ nhớt trên còn có các loại khác ít thông dụng hơn như dầu thủy lực 22, 100... Những loại này thường sử dụng ở các nước khí hậu khắc nghiệt như: Châu Âu, Nga, Mỹ. Còn ở Việt Nam thì do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chỉ thông dụng 3 loại chính là 32 - 46 - 68.

Dầu thủy lực 32 có chỉ số VG 32, là loại dầu thường dùng ở các máy dụng cụ. Có chức năng truyền tải năng lượng cho máy có công suất nhỏ.

Dầu thủy lực 46 có chỉ số VG 46 là loại thường dùng cho các máy nâng hạ, máy ép hàng chục tấn có áp suất cao.

Dầu thủy lực 68 là loại có chỉ số VG 68. Đây là dầu sử dụng cho các máy có công suất cao, máy móc thuộc ngành xây dựng như máy xúc, cầu nâng...

Như vậy qua bài viết chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về các loại dầu thủy lực phổ biến. Hãy lựa chọn loại dầu chính hãng chất lượng để máy móc của bạn hoạt động ổn định bền bỉ trơn tru nhất.

 
DẦU THỦY LỰC SINOPEC
Giá: liên hệ

DẦU THỦY LỰC SINOPEC

JP Hydraulic Oil H68
Giá: liên hệ

JP Hydraulic Oil H68 – dòng sản phẩm dầu thủy lực chống mài mòn...

JP Hydraulic Oil H46
Giá: liên hệ

Dầu thủy lực 46 là gì? Cũng như nên lựa chọn loại nào tốt nhất...

DẦU THỦY LỰC MOBIL NUTO H 100
Giá: liên hệ

DẦU THỦY LỰC MOBIL NUTO H 100 Mã SP: Lượt xem:544 0 Giá:Liên hệ Mô...

JP Hydraulic Oil H32
Giá: liên hệ

Dầu thủy lực JP Hydraulic Oil H32 là một trong các hãng nhớt hàng đầu...

DẦU THỦY LỰC MOBIL NUTO H 68
Giá: liên hệ

Dầu thủy lực Mobil Nuto H 68 là sản phẩm dầu thủy lực 68 được...

DẦU THỦY LỰC MOBIL NUTO H 150
Giá: liên hệ

Dầu thủy lực Mobil Nuto H 150 là sản phẩm dầu thủy lực 150 được...

Mobil Nuto H 46
Giá: liên hệ

Dầu thủy lực Mobil Nuto H 46 là sản phẩm dầu thủy lực 46 được...

DẦU THỦY LỰC MOBIL DTE 24
Giá: liên hệ

DẦU THỦY LỰC MOBIL DTE 24 Mã SP: Lượt xem:622 0 Giá:Liên hệ Mô...

DẦU THỦY LỰC MOBIL DTE 25
Giá: liên hệ

Dầu thủy lực Mobil DTE 25 là dòng sản phẩm dầu thủy lực 46 dùng...

DẦU THỦY LỰC MOBIL DTE 26
Giá: liên hệ

Dầu thủy lực Mobil DTE 26 là dòng sản phẩm dầu thủy lực 46 dùng...

DẦU THỦY LỰC MOBIL DTE 27
Giá: liên hệ

Dầu thủy lực Mobil DTE 27 là dòng sản phẩm dầu thủy lực 100 dùng...