JKP, JKPchemical, JKP chemical, Hóa chất JKP, Dầu nhớt JKP, dầu nhờn JKP, J K P, Nhớt, Dầu, dung môi, Hóa chất, xử lý nước, dầu nhờn, dầu nhớt, dau nhot, dung môi, mỡ bôi trơn, chemical dosing, hóa chất nồi hơi, hóa chất tháp giải nhiệt, chemical dosing for boiler, chemical dosing for cooling, chemical dosing for Chiller, lubricant, lub

Tết này ăn gì? Các món ăn không thể thiếu ngày Tết Nguyên Đán, Ý nghĩa các món ăn ngày Tết ở Việt Nam

Dịp Tết Nguyên Đán là thời gian để mọi người xum vầy, vậy mà bạn vẫn chưa biết nên chuẩn bị gì cho mâm cỗ gia đình mình đây. Đừng lo, JKP Chemical sẽ giúp bạn tổng hợp ngay các món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết, giúp bạn tha hồ lựa chọn mà không cần nhức đầu suy nghĩ nhé!

1. Món ăn Ngày Tết Miền Nam:

Thịt kho nước dừa (Thịt Kho Tàu): Sum vầy ấm cúng

Trong vô số các món ăn ngon tại Sài Gòn thì món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất đối với người dân miền Nam có lẽ chính là thịt kho nước dừa. Hay còn gọi với cái tên khác là thịt kho tàu, thịt kho riệu, thịt kho hột vịt. Những ngày giáp Tết, bên cạnh công việc nấu bánh tét thì các hộ gia đình nam bộ còn hay chuẩn bị một nồi thị kho nước dừa to để ăn vào những ngày này. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, dễ ăn và rất ngon miệng. Nếu bạn muốn thưởng thức món này mà không cảm thấy ngấy thì bạn có thể ăn món này thường ăn kèm dưa giá.

Với vị đậm đà, màu sắc bắt mắt, món ăn tượng trưng cho sự ấm cúng, sum vầy. Sự hòa hợp của các nguyên liệu cũng thể hiện sự yên vui, hòa thuận. Trong món ăn này, người miền Nam còn vận dụng linh hoạt nguyên lý hài hòa âm dương với trứng vịt tròn tượng trưng cho dương, khối thịt vuông tượng trưng cho âm.

Thịt kho tàu là một trong những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán

Bánh tét: An cư lạc nghiệp

Bánh tét là một trong những món ăn không thể thiếu của người miền Nam, với màu sắc và hương vị không thể quên. Mỗi một loại bánh tét được các nghệ nhân gói theo nhiều hình thù khác nhau giúp người ăn được thưởng thức trọn vẹn cả về phần hình ảnh và mùi vị. Bánh tét được làm từ gạo nếp, phần nhân từ hạt đậu xanh, thịt heo, đậu đen.. Và được gói ghém bằng tàu lá chuối. Đây là món ăn chắc chắn bé và gia đình nên thưởng thức trong dịp Tết năm nay.

Trong khi bánh tét ở miền Trung được làm một cách khá là giản dị thì ở miền Nam đã được “cải tiến” một cách rõ rệt. Bởi vì bánh ở đây có hai loại đó chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Với nhân mặn thì ngoài nguyên liệu là  đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều khẩu vị khác nhau.

Cùng với bánh chưng thì bánh tét là một phần quan trọng trong ngày Tết cổ truyền. Cách làm bánh tét hơi phức tạp hơn và cũng cần nhiều nguyên liệu hơn bánh chưng. Bánh tét tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời sau. Bánh cũng có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn là bánh mặn, bánh chay, bánh ngọt, bánh không nhân, bánh nhân thập cẩm…

Bánh tét là một phần quan trọng trong ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam

Củ kiệu tôm khô: Tiền bạc đầy nhà

Củ kiệu ngâm là món ăn ngày Tết đặc trưng của người miền Nam, tượng trưng cho tiền bạc, sự vinh hoa, phú quý trong năm mới.

Điều đặc biệt ở miền Nam khác hoàn toàn với miền Trung đó chính là củ kiệu không ăn cùng với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị.

Cái mùi thơm đặc trưng cùng vị giòn giòn, chua ngọt của củ kiệu làm ai nấy cũng phải mê đắm. Tết này chuẩn bị ngay cho gia đình mình 1 hũ củ kiểu thơm ngon, hấp dẫn này nhé, bảo quản được lâu nên cần là có ngay thôi.

Củ kiệu tôm khô, món ăn hấp dẫn không thể thiếu ngày Tết ở miền Nam

Canh khổ qua dồn thịt: Muộn phiền tiêu tan

Món canh khổ qua được dân gian ví như món ăn có ý nghĩa cầu mong mọi điều khổ cực sẽ chóng đi qua trong năm cũ và chào đón sự mới mẻ, tốt đẹp trong năm mới. Không chỉ vậy, canh khổ qua là một món ăn ngày Tết không ngán bởi nó có nhiều tác dụng bổ cho cơ thể như: giải nhiệt và thanh lọc cơ thể. Vậy nên bạn hãy mau vào bếp thực hiện món canh khổ qua nhồi thịt cho gia đình mình nhé.

Món ăn thanh mát, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể

Lạp xưởng: Sum vầy, may mắn tài lộc

Tuy lạp xưởng là món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng đã xuất hiện trong ẩm thực Việt từ rất lâu đời, nhất là trong các mâm cơm ngày Tết. Lạp xưởng có màu đỏ hồng đẹp mắt, hương vị béo của mỡ, thơm nức từ gia vị xá xíu và rượu Mai Quế Lộ, ngon dai sần sật.

Món ăn này gần như luôn gắn liền với không khí sum họp gia đình vào những ngày năm cũ bước qua năm mới. Cả nhà cùng ngồi bên nhau, cùng nhấp nháp lát lạp xưởng thơm ngon với một chút rượu nóng, một ít củ kiệu chua chua, tôm khô đậm đà, quả thật ấm lòng quá đỗi.

Theo quan niệm Á Đông, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn. Vì thế, không có gì lạ khi trên mâm cỗ Tết Việt không thể nào thiếu được sắc đỏ, trong đó có sắc đỏ hồng tươi của lạp xưởng với ý nghĩa "ăn may mắn".

Ngoài ra, theo nền văn hóa Trung Hoa, ngày Tết có tiền trong nhà sẽ mang đến may mắn, tài lộc. Và các bạn biết không, sở dĩ món ăn mang tên lạp xưởng là vì chúng có kiểu dáng nối với nhau thành xâu nên nhìn rất giống với xâu tiền bao đỏ thể hiện mong ước may mắn, giàu sang. Vì thế, người Việt ta thường dùng lạp xưởng trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên mỗi dịp Tết đến Xuân về đó.

Lạp xưởng mang ý nghĩa Sum Vầy, May mắn, tài lộc

Xôi vò:

Cứ ngỡ xôi vò chỉ xuất hiện trong cuộc sống đời thường, tuy nhiên nó cũng được xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết như 1 nét đặc trưng mà chẳng thế nào bỏ qua được.

Chén xôi vò mềm dẻo, thơm lừng, hấp dẫn khó tin. Bạn có thể ăn kèm cũng chả để món ăn thêm phần trọn vị nhé. Cách làm vô cùng dễ, vậy còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp trổ tài ngay nào!

Món ăn đặt trưng của miền Nam mà bà nội trợ nào cũng thích làm

Chả giò: Tết đoàn viên

Ngoài danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, ẩm thực Việt luôn là điểm thu hút đặc biệt trong việc quảng bá du lịch đất nước. Trong những năm qua, món ngon này đã trở thành món ăn Việt Nam được du khách quốc tế yêu thích bên cạnh phở, bánh mì, gỏi cuốn,…

Đặc biệt hơn, chả giò Việt Nam được xướng tên trong danh sách Top 100 món ăn khai vị ngon nhất thế giới do Taste Atlas bình chọn.

Không phải là “cao lương mỹ vị”, chả giò chỉ đơn thuần là món ăn khai vị. Trong bữa cơm sum họp gia đình. Đến những ngày lễ Tết hoặc dịp đặc biệt, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau tham gia công đoạn làm,… Sau đó, mọi người sẽ quây quần bên mâm cơm. Và thưởng thức thành quả đặc biệt của mình trong bầu không khí ấm cúng.

Chính vì vậy, chả ram mang biểu tượng ý nghĩa cho sự đoàn kết. Và gắn kết tình cảm gia đình. Mỗi bữa ăn gia đình, chả giò đã trở thành món khai vị không thể thiếu.

Món chả giò chính là một món ăn tuyệt ngon mà bạn nên lưu tâm. Những miếng chả được gói nhân thơm ngon trong chiếc bánh đa giòn rụm mà ai cũng phải thích mê.

Chả giò là món ăn ngon, đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết ở Miền Nam

2. Món ăn ngày tết Miền Trung:

Thịt ngâm nước mắm: phồn thịnh, may mắn

Mâm cỗ ngày Tết biết bao món truyền thống được các gia đình đặc biệt chuẩn bị công phu tỉ mỉ. Với mỗi vùng miền và tùy theo sở thích của từng gia đình mà mỗi mâm cỗ ngày càng phong phú, đặc sắc hơn. Điển hình là món thịt có cách làm vô cùng thú vị mang tên thịt ngâm mắm.

Đây là món ăn xuất phát từ miền Trung nhưng đến hiện nay thì vô cùng phổ biến đến các nơi khác, đã và đang là món ăn không thể thiếu trong nhiều gia đình mỗi khi Tết đến xuân về, thịt heo ngâm nước mắm đậm đà sẽ giúp mâm cỗ ngày xuân thêm trọn vẹn.

Với từng thớ thịt giòn ngọt thẫm đẫm vị nước mắm, món ăn đủ sức chinh phục những thực khách khó tính nhất. Trong những dịp tết sum vầy, món ăn như một biểu tượng thể hiện sự phồn thịnh, may mắn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi thịt ngâm nước mắm luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, góp phần làm cho bữa tiệc trở nên trọn vẹn, ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Thịt ngâm mắm là món ăn đặc trưng ngày tết của Miền Trung

Dưa món: Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở Miền Trung

Dưa món là món ngon ngày Tết miền Trung tiếp theo, đây được xem là một món ăn phức tạp được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Bao gồm cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải trắng, củ kiệu, su hào,… tất cả được đựng vào keo, hủ để ngâm đến khi hỗn hợp này lên men và có vị chua.

Dưa món là một “vị cứu tinh cho các bữa ăn ngày Tết khi thực đơn có quá nhiều món nhiều dầu mỡ. Vị chua chua ngọt ngọt từ dưa món sẽ giúp giảm cảm giác ngán ngẩm và thúc đẩy sự thèm ăn của người thưởng thức.

Mặc dù nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có thể làm được dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ. Lát bánh tét dẻo mềm ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua đem đến cho người ăn cảm giác lạ miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng trong những ngày Tết.

Dưa món là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở Miền Trung

Chả bò: Lòng hiếu khách, một năm mới bình an

Trong bàn tiệc thiết đãi khách trong những ngày đầu xuân của người miền Trung thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng. Với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.

Chả bò là một đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng, không chỉ là một món ngon trong các bữa ăn hàng ngày mà còn là một phần không thể thiếu trong dịp Tết ở nhiều tỉnh thành Việt Nam. Món ăn này mang lại ý nghĩa sung túc và may mắn. Trong dịp Tết, mọi người thường chuẩn bị Chả bò để thể hiện lòng hiếu khách, cầu chúc một năm mới bình an.

Đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng, thể hiện lòng hiếu khách của người dân nơi đây

Bò kho mật mía: Tết ân tình

Bò kho mật mía là món ăn đậm đà với hương vị thơm nồng, cay cay đến từ gia vị như gừng, quế và ớt. Món này còn kết hợp hài hòa vị giòn ngọt tự nhiên của thịt bò và mật mía, tạo nên hương vị độc đáo và không thể cưỡng lại hương vị.

Bò kho mật mía chỉ xuất hiện trên bàn ăn của người dân miền Trung nói chung và Nghệ An nói riêng trong dịp Tết truyền thống. Chính vì vậy, mỗi khi có ai đó bắt đầu nấu món ăn này thì sẽ làm cho những người con của miền Trung thèm và nhớ về Tết ở nơi mà mình đã sinh ra.

Bò kho mật mía là đặc sản Nghệ An, được sử dụng như là một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết ở Miền Trung

Tôm chua: Tinh tế, tỉ mỉ

Món tôm chua là một trong những đặc sản nổi tiếng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Cách làm món tôm chua khá đơn giản nhưng cần sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Nguyên liệu chính của món ăn là tôm tươi, được lựa chọn kỹ lưỡng, sau đó rửa sạch và ướp với các nguyên liệu như muối, riềng, tỏi, ớt,.... Tôm sau khi ướp sẽ được để trong bình kín, lên men tự nhiên trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày. Quá trình lên men tạo nên hương vị chua nhẹ, kết hợp với vị ngọt tự nhiên của tôm tạo nên sự hài hòa, đặc trưng.

Món tôm chua không chỉ là một phần của bữa ăn hàng ngày mà còn là một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết ở Huế. Người dân Huế coi món tôm chua như một biểu tượng của sự sum vầy, hạnh phúc và may mắn. Trong dịp Tết, món tôm chua thường được dùng để đãi khách hoặc làm quà biếu, thể hiện lòng hiếu khách và tình cảm của người dân nơi đây.

Tôm chua Huế, món ăn thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ của người dân xứ Huế

Xôi đậu xanh: Tình thân quyện chắc, bền mãi không rời

Xôi đậu xanh luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng giao thừa tại miền Trung trong dịp Tết. Loại xôi này thường có hạt đậu xanh không quá dẻo, khi bạn thưởng thức sẽ cảm nhận được vị bùi của từng hạt đậu kết hợp với hương thơm của nếp.

Không những vậy, xôi đậu xanh còn được dùng trên các mâm cúng trong ngày Tết. Dĩa xôi đậu xanh được đồ đầy ụ trên mâm cúng cùng với hương thơm tỏa ra mang ý nghĩa một năm mới đủ đầy và an lành.

Xôi đậu xanh, món ăn quen thuộc trong ngày tết của Miền Trung

Nem chua: Cầu may mắn, sung túc

Có một câu nói phổ biến rằng “nem công chả phụng.” Vì vậy, nem chua thường được đặt cùng với chả lụa trên bàn mâm cơm trong ngày Tết. Nem chua thường có màu hồng sậm, được bọc bên ngoài bằng lá ổi và lá chuối, tạo nên một vẻ ngoại hình đẹp mắt. Nem chua thường có hương vị dịu nhẹ và mịn màng. Bạn có thể ăn nem chua, một món ngon ngày Tết miền Trung này kèm với tép tỏi để tạo thêm hương vị ngon mê say.

Nem chua Thanh Hóa

Tré: Tình cảm khăng khít, gia đình hòa thuận

Tré là món ăn xuất phát từ cung đình vốn chỉ dành cho bậc vua chúa vương giả. Người ta quan niệm rằng ăn tré trong ngày Tết sẽ tạo bầu không khí ấm cúng, sum vầy trong gia đình. Vị ngậy của thịt ba chỉ cùng cái sần sật của thịt đầu heo hòa quyện cùng các gia vị dậy mùi như tỏi, ớt, mè… khiến ai ai cũng mê mẩn trong ngày Tết.

Tré món ăn đặc sản của người miền Trung

Bánh thuẫn (Bánh thửng): Hơi thở mùa xuân

Bánh thuẫn (còn được gọi là bánh thửng) là một món ngon ngày Tết miền Trung. Các thành phần chính của món bánh này bao gồm là bột bánh mì, trứng gà và đôi khi có thêm lá dứa hoặc lá cẩm để tạo màu sắc và hương thơm đặc trưng. Bánh thuẫn có hình dạng hấp dẫn với lớp vỏ mỏng, màu vàng óng, bánh mềm mịn, xốp và thơm ngon.

Bánh thuẫn thường được làm theo dạng hình tròn, tượng trưng cho sự đoàn viên và đầy đủ trong cuộc sống gia đình. Món ăn này có hương vị bùi bùi từ hạt đậu và vị thơm thơm từ nếp gạo. Hương vị của bánh thuẫn khá giống với bánh bông lan.

Bánh thuẫn, món ăn ngày tết ở Miền Trung

Bánh lăn: Đặc sản cho người xa xứ

Bánh lăn là một món đặc biệt in sâu vào tâm trí người dân Quảng. Trong những ngày tết, bánh lăn được nhiều người đặt trên bàn thờ gia tiên một cách trang trọng. Bánh để được lâu mà không sợ bị hư hay ngã màu, nên còn được dùng làm món quà đặc sản cho người xa nhà, lâu ngày mới có dịp về quê ăn tết.

Bánh lăn là đặc sản xứ Quảng dành cho những người con xa xứ

3. Món ăn ngày tết Miền Bắc:

Bánh chưng: Biết ơn trời đất, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Đây là một món ăn mà hầu hết tất cả người dân Việt Nam đều biết đến là đặc sản Tết Việt Nam.

Bánh chưng là món đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Do đó trong mâm cỗ ngày Tết của người miền bắc sẽ không thể thiếu món ăn này. Bánh tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời.

Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được, một thứ bánh ngon tròn vị. Cái khung cảnh ngồi đợi nồi bánh chưng chín đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc mỗi khi Tết đến.

Món ăn đặc sản truyền thống của ngày Tết Việt Nam

Thịt đông: May mắn cả năm

Thịt đông là món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm của người miền Bắc mỗi dịp Tết cổ truyền. Sự hòa quyện của các nguyên liệu trong món thịt đông thể hiện sự hòa hợp, gắn kết, yêu thương của các thành viên trong gia đình. Không những vậy, màu sắc trong trẻo của món ăn còn mang ý nghĩa hy vọng một năm mới may mắn, thuận lợi sẽ đến với cả gia đình.

Món ăn này được chế biến từ chân giò lợn, tai heo hoặc thịt gà, khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ ngậy và cảm giác lành lạnh ngon miệng. Tuy nhiên, do có chứa nhiều chất béo và chất đạm nên nếu ăn nhiều, bạn sẽ dễ bị khó tiêu, tăng cân. Vì vậy, khi ăn, tốt nhất bạn nên ăn kèm với dưa hành hoặc rau xanh để giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa.

Thịt đông là món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm của người miền Bắc mỗi dịp Tết cổ truyền. Sự hòa quyện của các nguyên liệu trong món thịt đông thể hiện sự hòa hợp, gắn kết, yêu thương của các thành viên trong gia đình. Không những vậy, màu sắc trong trẻo của món ăn còn mang ý nghĩa hy vọng một năm mới may mắn, thuận lợi sẽ đến với cả gia đình.

Món ăn này được chế biến từ chân giò lợn, tai heo hoặc thịt gà, khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ ngậy và cảm giác lành lạnh ngon miệng. Tuy nhiên, do có chứa nhiều chất béo và chất đạm nên nếu ăn nhiều, bạn sẽ dễ bị khó tiêu, tăng cân. Vì vậy, khi ăn, tốt nhất bạn nên ăn kèm với dưa hành hoặc rau xanh để giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa.

Món ăn hấp dẫn ngày tết Miền Bắc

Xôi gấc: May mắn

Vì có màu sắc đặc biệt nên xôi gấc mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, phúc lành, sắc xuân tươi mới, cho tình yêu, hạnh phúc viên mãn. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, mang đến sự hài hòa, chan hòa trong cuộc sống. Vì vậy món ăn này dĩ nhiên luôn được ưu tiên trên mâm cơm truyền thống.

Một đĩa xôi món ăn ngày Tết được nấu đúng cách, cân đối, đủ đầy trên mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết không chỉ tạo nên sự thuận hòa, suôn sẻ cho năm mới mà còn gửi gắm giá trị tinh thần của ngày Tết cổ truyền của quốc gia.

Xôi gấc mang trong mình nhiều ý nghĩa và văn hóa đặc sắc của người Việt

Thịt gà luộc: Ấm no, an khang

Thịt gà là một trong những món ăn không thể thiếu được trong mâm cỗ cúng Tết của người miền Bắc. Theo truyền thống, gà luộc thường để nguyên con. Sau khi cúng, thịt gà sẽ được chặt nhỏ, dùng chung với muối tiêu, lá chanh. Nhiều người tin rằng, gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, an khang và mong muốn có được một năm mới đủ đầy.

Không những vậy, đây còn là món ăn rất tốt cho sức khỏe trong dịp Tết bởi trong thịt gà có chứa rất nhiều dưỡng chất như albumin, chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, canxi, phốt pho, sắt. Ngoài ra, hàm lượng protein và phức hợp của amino axit có trong thịt gà còn ảnh hưởng tích cực đến não bộ, làm phấn chấn tinh thần, giảm sự lo lắng, căng thẳng, giúp cải thiện huyết áp và nhịp tim.

Thịt gà luộc là món ăn quen thuộc trong những ngày tết Miền Bắc

Giò thủ: Nhà cửa êm ấm, phúc lộc đầy nhà

Theo quan niệm dân gian, giò chả là món ăn ngày Tết tượng trưng cho sự phú quý, sang trọng, phúc lộc đến nhà. Vì vậy, không biết từ bao giờ, món ăn này đã được chọn để khởi đầu năm mới. Giò chả thường được ăn kèm với dưa hành, chấm nước mắm, chắc chắn đây sẽ là món ăn được nhiều người mong chờ trong những ngày Tết.

Với vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết nên giò dường như là một trong những món ăn chắc chắn phải có. Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt.

Giò thủ là một trong những món ăn ngày tết miền Bắc được ưa chuộng ngày Tết

Canh măng khô chân giò: Ẩm thực Việt xưa

Vào ngày Tết nguyên đán sẽ thật thiếu sót nếu trên mâm cỗ cúng lại thiếu món canh măng khô. Tô canh măng khô có hương vị đậm đà, nóng hổi được xem như món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ truyền thống của người miền Trung, cũng như các tỉnh miền Bắc.

Bát canh măng mang ý nghĩa cổ truyền, chất chứa hồn ẩm thực của người Việt xưa; đồng thời cũng là một nét văn hóa thể hiện nét truyền thống; với thói quen ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như măng, khoai… Vậy nên, trong mâm cỗ cúng ngày Tết mà thiếu món canh măng khô, chẳng khác nào cội nguồn, nét truyền thống xưa bị mai một.

Canh măng khô móng giò là Món ăn thể hiện ẩm thực của người Việt xưa

Canh bóng thả: Khó khăn tan biến

Trong mâm cỗ Tết, canh bóng luôn ở vị trí khiêm nhường, không hào nhoáng như đĩa gà luộc và bát canh măng, song là món ăn không thể thiếu.

Canh bóng thả là một món ăn đặc sắc của ngày Tết, một trong bốn bát tượng trưng cho "tứ trụ" không thể thiếu trên mâm cỗ: bóng, vây, măng, miến. Gọi là "canh bóng thả" vì nguyên liệu chính của món ăn là từ da lợn, nhìn vào trông giống như những chiếc bóng thả trên mặt bát canh. Canh bóng thả không chỉ gói trọn mùa xuân, còn là biểu trưng cho sự thanh tao của ẩm thực cổ truyền miền Bắc.

Nếu ngày Tết người miền Nam ăn canh khổ qua với ước mong mọi điều khó khăn trong năm tới có thể bay biến hết thì người miền Bắc lại chọn canh bóng thả. Có lẽ cha ông ta đã nhận ra rằng canh bóng thả với nguyên liệu phong phú và muôn vàn vị ngọt hòa quyện là phù hợp hơn hết thảy để gửi gắm nguyện ước một năm vạn sự ấm êm, tưng bừng khởi sắc.

Món ăn ngày Tết Miền Bắc không thể thiếu

Dưa hành: Biết ơn với thiên nhiên

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Chính vì thé trong mâm cỗ tết của người Việt, sự xuất hiện của đĩa dưa hành đã thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nước ta. Thể hiện sự biết ơn đối với thiên nhiên ưu đãi, với sản phẩm từ nông nghiệp.

Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.

Dưa hành rất tốt cho sức khỏe nếu biết dùng đúng cách

Nem rán: hòa thuận yêu thương

Bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt, mộc nhĩ và giá, nem rán là món ăn độc đáo và hấp dẫn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người miền Bắc. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là “quốc hồn quốc túy” của người Việt.

Nem rán 

 Xem thêm: TẤT TẦN TẬT VỀ NĂM 2024: Năm con gì? Hợp với tuổi nào? Mệnh nào?

Khám phá các món ăn giải nhiệt cho những ngày hè nắng nóng

Mr. Phụng Nguyễn: (+84) 919 766 788

Mr. Phúc Hậu: (+84) 81 88 99 100

Mr. Linh Phan: (+84) 909 492 453

Mr. Thành Nguyễn: (+84) 909 756 838