JKP, JKPchemical, JKP chemical, Hóa chất JKP, Dầu nhớt JKP, dầu nhờn JKP, J K P, Nhớt, Dầu, dung môi, Hóa chất, xử lý nước, dầu nhờn, dầu nhớt, dau nhot, dung môi, mỡ bôi trơn, chemical dosing, hóa chất nồi hơi, hóa chất tháp giải nhiệt, chemical dosing for boiler, chemical dosing for cooling, chemical dosing for Chiller, lubricant, lub

Những điều bạn cần biết khi muốn mua dầu bánh răng phù hợp

Làm thế nào để biết dầu bánh răng nào là phù hợp nhất cho một hệ thống bánh răng nhất định? Thực tế, việc đọc hiểu qua sách hướng dẫn bảo trì hay gợi ý chọn chất bôi trơn cũng khó có được giải pháp tối ưu để một bộ bánh răng hoạt động hiệu quả hơn.

Khi lựa chọn chất bôi trơn cho bánh răng công nghiệp, bạn cần xem xét nhiều yếu tố như các tính năng sẵn có của dầu, điều kiện hoạt động, thương hiệu thông dụng.... Lựa chọn dầu bánh răng thích hợp là nền tảng của bất kỳ cấu tạo hộp số công nghiệp hoặc hệ thống xích tải trở nên trơn tru hơn.

 

Hiểu rõ về điều này, https://jkpchemical.com/ đã đưa ra gợi ý về những điều bạn cần phải biết khi muốn mua dầu bánh răng để phục vụ cho việc vận hành các hệ thống máy móc

 

1. Tiêu chí lựa chọn dầu bánh răng

 

Để chọn loại dầu bánh răng tốt hỗ trợ hệ thống hoạt động linh hoạt, bạn phải đáp ứng các tiêu chí lựa chọn sau:

 

>>> Xem thêm: Dầu bánh răng là gì? Tại sao lại quan trọng đối với ô tô của bạn?

 

1.1 Độ nhớt - Đặc tính quan trọng nhất

 

Việc chọn cấp độ nhớt thích hợp vẫn thường được các đơn vị sản xuất máy móc hướng dẫn qua những cuốn sổ tay bảo dưỡng linh kiện. Tuy nhiên, hướng dẫn sử dụng không phải lúc nào cũng có hay điều kiện môi trường nơi máy móc hoạt động bị thay đổi đột. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu được các phương pháp lựa chọn độ nhớt và các yếu tố ảnh hưởng liên quan.

 

Độ nhớt  dầu bánh răng chủ yếu được chọn để cung cấp độ dày màng mong muốn giữa các bề mặt tiếp xúc ở một tốc độ và tải trọng nhất định. Vì tải trọng rất khó xác định đối với hầu hết các phương pháp chọn độ nhớt, nên tải trọng sẽ được giả định và thay vào đó là yếu tố tốc độ.

 

Một trong những phương pháp phổ biến nhất để xác định độ nhớt là ANSI (Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ) và AGMA (Hiệp hội các nhà sản xuất bánh răng Hoa Kỳ) tiêu chuẩn ANSI / AGMA 9005-E02. Trong phương pháp này, các giả định được đưa ra liên quan đến tải trọng, chỉ số độ nhớt và hệ số áp suất (còn được gọi là độ nhớt của chất bôi trơn). Để sử dụng phương pháp này, bạn phải xác định kiểu dáng của bộ bánh răng, dạng hình học bánh răng, nhiệt độ làm việc và tốc độ của bánh răng nhanh hay chậm.

 

Sau khi tính toán vận tốc của bánh răng có hoạt động chậm nhất trong thiết bị, cấp độ nhớt có thể được đọc từ biểu đồ bằng cách sử dụng nhiệt độ cao nhất của thiết bị.

 

1.2 Phụ gia dầu bánh răng

 

Sau khi chọn cấp độ nhớt, hụp gia dầu bánh răng là tiêu chí quan trọng tiếp theo. Nhìn chung, chất bôi trơn bánh răng có thể được xếp thành ba loại: R & O, chống bó cứng và hỗn hợp. Phụ gia dầu bánh răng phù hợp nhất với một hệ thống nhất định sẽ được xác định bởi các điều kiện vận hành.

 

Vì không có quy định cụ nào để giúp xác định phụ gia dầu bánh răng, nên việc lựa chọn có phần chủ quan. Nhiều nhà sản xuất thiết bị sẽ chỉ định yêu cầu về độ nhớt và để người dùng quyết định nên dùng phụ gia dầu bánh răng nào. 

 

1.3 Loại dầu gốc

 

Dầu gốc khoáng chất lượng cao hoạt động tốt trong hầu hết các hệ thống vận hành. Trên thực tế, dầu gốc khoáng thường có hệ số độ nhớt cao hơn dầu tổng hợp thông thường, cho phép tạo ra độ dày màng lớn hơn ở độ nhớt trong điều kiện nhất định. Tuy nhiên, có những trường hợp dầu gốc tổng hợp được ưu tiên lựa chọn.

 

Nhiều loại gốc tổng hợp có khả năng chống oxy hóa và suy thoái nhiệt vốn có cao hơn nên chúng thích hợp hơn cho các hệ thống máy móc hoạt động ở nhiệt độ cao và trong một số trường hợp, dầu gốc cho phép kéo dài khoảng thời gian sử dụng. Ngoài ra, dầu gốc tổng hợp hoạt động tốt hơn trong các máy chịu nhiệt độ môi trường thấp do chỉ số độ nhớt cao và điểm đông đặc thấp.

 

Chỉ số độ nhớt cao cũng làm cho các loại dầu bánh răng tổng hợp thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau, tiết kiệm chi phí thay dầu định kỳ. Một số dầu gốc tổng hợp cũng có thể cung cấp độ bôi trơn cao hơn để giảm ma sát tại các tiếp điểm trượt của bánh răng.

 

2. Gợi ý các loại dầu bánh răng công nghiệp

 

Thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều loại dầu bánh răng công nghiệp đến từ nhiều thương hiệu dầu nhớt trên thế giới. Một số loại dầu bánh răng được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn nhất hiện nay:

 

2.1 Dầu bánh răng JP Sobi

 

JP Sobi là hãng dầu bánh răng cao cấp cho hộp số kín, với chức năng đặc biệt là chống ăn mòn bánh răng và bảo vệ khỏi rỗ tế vi. Dầu bánh răng JP Sobi được chia thành 3 loại phổ biến bao gồm: Dầu bánh răng JP Sobi VG 320/460/680, Dầu bánh răng JP Sobi VG 220, Dầu bánh răng JP Sobi VG 150. 

 

>>> Xem thêm: Cửa hàng bán dầu bánh răng JP Sobi 100% chính hãng

 

2.2 Dầu bánh răng MoBil 

 

Dầu bánh răng hãng Mobil Hoa Kỳ đã quá nổi tiếng trên thế giới và ở cả thị trường Việt Nam. Đặc tính dầu bánh răng thương hiệu này là chịu tải tốt với áp lực vượt trội, dùng được trong các hộp số hiện đại và có tải trọng cao. Xe máy, xe tải to, máy móc sử dụng trong lĩnh vực giấy, thép, dệt, xi măng sử dụng dầu bánh răng MoBil rất nhiều. 

 

2.3 Dầu bánh răng Shell 

 

Shell là một trong những nhà cung cấp dầu nhờn Hoa Kỳ số một toàn cầu với thị trường hơn 100 quốc gia. Dầu bánh răng Shell là công thức tốt nhất dành cho các thiết bị máy móc từ tải trọng nhẹ đến tải trọng nặng. Không chứa chì, cực kỳ an toàn cho người sử dụng. 

 

3. Tổng kết

 

Như vậy, khi bạn muốn mua bất kỳ một loại dầu bánh răng nào cho hệ thống máy móc, bạn cần đánh giá 3 yếu tố bao gồm độ nhớt, chất phụ gia dầu và loại dầu gốc. JKP còn đưa ra gợi ý cho bạn đọc về các thương hiệu dầu bánh răng công nghiệp đang phổ biến hiện nay trên thị trường để giúp bạn nhanh chóng tìm được sản phẩm ưng ý nhất. 

 

Mọi hỗ trợ tư vấn cần mua dầu bánh răng xin liên hệ qua:

Hotline: Sale 1: Mr Phụng: (+84) 919 766 788

                Sale 2: Mr Linh: (+84) 909 492 453

                Sale 3: Mr Hậu: (+84) 81 88 99 100